Dự Đoán Xsmt

Học sinh được trang điểm, mặc trang phục tự do &# giá xe lead

【giá xe lead】Có những trường học rất khác

 Học sinh được trang điểm,ónhữngtrườnghọcrấtkhágiá xe lead mặc trang phục tự do đến trường

Nữ sinh có thể trang điểm, thoa son đến trường và vào mỗi "thứ sáu vui vẻ", học sinh (HS) có thể mặc những bộ đồ với phong cách khác nhau. Những điều khác biệt này đã khiến HS Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) thích thú.

Chia sẻ với PV Thanh Niên, nhóm HS lớp 10C21 Trường THPT Tây Thạnh hào hứng: "Tụi con thích lắm. Khi trang điểm tụi con thấy mình đẹp hơn. Với lại, được mặc đồ theo sở thích, hãnh diện thể hiện phong cách, thể hiện nét đẹp bản thân".

Có những trường học rất khác - Ảnh 1.

Tại Trường THPT Tây Thạnh (TP.HCM), nữ sinh được trang điểm, học sinh được mặc trang phục tự do vào thứ sáu

THI BÙI

Tương tự, tại H.Cần Giờ, Trường THCS - THPT Thạnh An khuyến khích nữ sinh có thể trang điểm nhẹ nhàng mỗi khi đến trường. Còn tại Trường THCS Âu Lạc (Q.Tân Bình), vào buổi sáng, HS vẫn mặc đồng phục nhưng đến buổi chiều, HS toàn trường lại rộn ràng trang phục áo thun đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng…

Bà Bùi Thị Minh Tâm, Hiệu trường Trường THCS Âu Lạc (Q.Tân Bình), cho hay trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày nên trước tiên, đến giờ ăn, ngủ bán trú, nếu thay áo sơ mi trắng bằng áo thun, tùy theo sở thích thì các em sẽ sinh hoạt thoải mái hơn.

Tại sao cấm học sinh làm đẹp?

Đề cập đến ý tưởng tạo ra những điều khác biệt cho HS, ông Nguyễn Quang Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, chia sẻ: "Xuất phát từ suy nghĩ, hằng ngày học trò cứ phải tuân theo quy định nào là áo dài, đồng phục sơ mi, váy và quần tây. Vậy thì ngày nào các con được thể hiện cái tôi, cá tính của mình đây?".

Tuy vậy, theo ông Đạt, lúc đầu khi quyết định tạo ngày "thứ sáu vui vẻ" cho HS ban giám hiệu cũng gặp khó khăn. Một số giáo viên phản đối, lo sợ trường "nhếch nhác", có sự phân biệt trong HS. Thế nhưng, nhà trường vẫn cương quyết, vừa tổ chức vừa thăm dò, thấy học trò vui vẻ hào hứng hưởng ứng, dần dần đã thuyết phục được những giáo viên "khó tính".

"Tại sao lại cấm học trò nữ sử dụng son môi? Ai cũng có quyền làm đẹp, đó là cách tôn trọng bản thân và xã hội. Nhà trường chỉ "bỏ nhỏ" với giáo viên chủ nhiệm hay trợ lý thanh niên, những giáo viên hay gần gũi với HS nữ, dặn dò các em nên chọn những màu son phù hợp với lứa tuổi, những sản phẩm uy tín để không ảnh hưởng đến sức khỏe", Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh nói.

Ông Đạt nói thêm những HS có mong muốn được mặc đồ tây thay cho áo dài, các em chỉ cần báo với giáo viên chủ nhiệm hay giám thị về nguyện vọng của mình. Nhà trường sẽ tôn trọng chứ tuyệt nhiên không hề bắt ép.

"Không có khái niệm trừ hạnh điểm, thi đua vì không mặc đồng phục, như vậy mới là tôn trọng HS. HS cần được tôn trọng từ giới tính cho đến quan điểm cá nhân. Những việc làm, những suy nghĩ của các em không vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật thì chúng ta không nên ngăn cấm", ông Nguyễn Quang Đạt nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Đạt chia sẻ đã là nội quy thì HS phải tuân thủ nhưng vẫn cần có những nội dung mở trong những tình huống cần thiết và hợp lý. "HS THCS, THPT là lứa tuổi thể hiện nên cần tôn trọng và có sự định hướng chứ không ngăn cấm một cách khắc nghiệt".

Có những trường học rất khác - Ảnh 2.

Tại Trường THCS Âu Lạc (Q.Tân Bình, TP.HCM), vào buổi sáng, học sinh vẫn mặc đồng phục nhưng đến chiều, được mặc trang phục áo thun đủ màu sắc

NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

 Thay đổi từ tư duy truyền thống sang 4.0 

Về điều này, thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh, Phó trưởng khoa tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nêu quan điểm: "Nội quy nhà trường hiện nay nên có sự "mở" để phù hợp với đặc điểm tâm lý HS". Bà lấy ví dụ ở nhiều trường quốc tế, HS có thể nhuộm tóc, sơn móng tay nhưng các em vẫn rất ngoan, gặp khách đến vẫn cúi đầu chào, vẫn dạ thưa, cảm ơn… Đôi khi hình thức bề ngoài không thể phản ánh được bản chất bên trong.

Chuyên gia tâm lý phân tích: "Ở lứa tuổi vị thành niên, nhiều em mặc cảm tự ti về ngoại hình. Song, chỉ cần một lớp son hồng nhẹ trên môi sẽ khiến các em tự tin hơn rất nhiều hoặc chỉ cần mái tóc được uốn xoăn nhẹ cũng có thể khiến các em cảm thấy mình rất xinh xắn. Và từ đó làm các em tự nhiên phát biểu, hòa đồng với bạn bè".

Từ đó, bà Mỹ Hạnh cho rằng người làm quản lý ở mỗi cơ sở giáo dục phải thay đổi tư duy, từ truyền thống sang tư duy 4.0. Chỉ khi thay đổi tư duy theo hướng giáo dục tích cực, kỷ luật tích cực… thì mới thực sự có những trường học hạnh phúc, HS hạnh phúc.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap